Bạn muốn sử dụng dịch vụ của VDB nhưng chưa hiểu rõ lắm về ngân hàng này? VDB là ngân hàng gì và dịch vụ có đáng tin không? Hãy cùng Meed Vietnam tìm hiểu về ngân hàng VDB thông qua bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên.
Mục lục bài viết
Tóm tắt thông tin về ngân hàng VDB
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tên tiếng Anh: Vietnam Development Bank
Tên viết tắt: VDB
Ngày thành lập: 19 tháng 05 năm 2006
Địa chỉ trụ sở chính: 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Số Fax: (84 – 24) 3736 5672
Tổng đài, hotline: (84-24) 3736 5659
Email: congthongtin@vdb.gov.vn
Website: https://srv.vdb.gov.vn/
VDB là ngân hàng gì?
VDB có tên đầy đủ là ngân hàng Phát triển Việt Nam, tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Development Bank, viết tắt: VDB. Giống với ngân hàng VBSP, VDB cũng là một tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, mục tiêu hoạt động không phải vì lợi nhuận.
Ngân hàng VDB được thành lập với mục tiêu góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thủy lợi và giao thông nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề và hỗ trợ xuất khẩu,…
Ý nghĩa logo ngân hàng VDB
Logo ngân hàng VDB thiết kế khá trực quan, gây ấn tượng mạnh với dòng chữ khẳng định thương hiệu, bao gồm tên viết tắt, tên tiếng Việt và cả tên tiếng Anh.
Tên gọi cùng biểu tượng ngôi sao vàng 5 cánh nằm ở đầu chữ V màu đỏ được vẽ lả lướt như lá cờ đang tung bay phất phới trong gió đã nói lên tất cả, đó là nhiệt huyết, là đam mê, là không ngừng chiến đấu và chiến thắng để giúp Việt Nam luôn luôn phát triển bền vững.
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng VDB
– Ngân hàng chính sách xã hội VDB được thành lập theo Quyết định 108/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 19 tháng 5 năm 2006 dựa trên cơ sở tổ chức lại hệ thống quỹ hỗ trợ phát triển.
– Vốn điều lệ ban đầu của ngân hàng VDB là 5000 tỷ đồng. Đến ngày 30/03/2007, tổng vốn điều lệ tăng lên 10.000 tỷ đồng. Đến năm 2015, tổng vốn điều lệ đã tăng lên 30.000 tỷ đồng.
– Tính đến thời điểm hiện tại, nguồn vốn điều lệ của VDB đã tăng lên rất nhiều lần so với lúc mới thành lập, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các dự án trọng điểm của Chính phủ hoặc đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của các doanh nghiệp, có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Đặc điểm nổi bật của ngân hàng VDB
– Như đã đề cập ở trên, VDB là ngân hàng chính sách do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo hình thức Công ty TNHH một thành viên dưới sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước.
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam Là ngân hàng chính sách do Chính phủ quản lý nên được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán. Hơn nửa, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng chính sách luôn là 0%. Ngoài ra, ngân hàng còn được miễn thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, ngân hàng không cần phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Mặc dù là ngân hàng chính sách xã hội do nhà nước nắm giữ nhưng VDB vẫn phải chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng, vì thế bắt buộc phải tuân thủ các quy định trong việc thực hiện các nghiệp vụ về: chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng và quản lý ngoại hối,…
Ngân hàng VDB có đáng tin không?
Là một ngân hàng chính sách được điều hành bởi Chính phủ, VDB chắc chắn uy tín và đáng tin. Mang trong mình sứ mệnh cao lớn, trong suốt 15 năm qua, ngân hàng VDB đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 2006 – 2020: Vốn đầu tư phát triển do ngân hàng VDB cho vay chiếm khoảng 5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 2% GDP. Ngoài ra, kết quả của các hoạt động tín dụng của VDB cũng vô cùng khả quan, đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho nền kinh tế nước nhà.
- Với nguồn vốn cho vay lại ODA có thể quản lý được, ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thực hiện 374 dự án cho vay theo các thỏa thuận của Chính phủ, với tổng vốn cam kết là 14,015 triệu USD, dư nợ tương đương 155,808 tỷ đồng.
- Bởi vì hầu hết các dự án do VDB quản lý và cho vay lại đều có nợ quá hạn rất thấp nên các nhà tài trợ quốc tế vô cùng tín nhiệm. Nhờ vậy, uy tín của VDB tăng cao trong mắt bạn bè Quốc tế, từ đó hình thành cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế uy tín như DBJ, KEXIM, USEXIM, JBIC, CDB, Vneshconombank,… góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực: quản lý ngân hàng, tài trợ dự án cơ sở hạ tầng,….
- Thủy Điện Lai Châu, Thủy điện Sơn La, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Điện gió Bạc Liêu, Đạm Cà Mau,…. đều là những dự án trọng điểm nổi bật đã được phê duyệt dựa trên nguồn vốn vay của VDB. Có thể nói ngân hàng đã phần nào hỗ trợ phát triển kinh tế và thúc đẩy cải thiện kinh tế ở các vùng khó khăn.
- Chưa dừng lại ở đó, ngân hàng VDB còn tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương khó khăn và đặc biệt khó khăn. Từ khi thành lập cho đến tháng 3/2017, doanh số cho vay xuất khẩu của VDB lên tới 142.000 tỷ đồng.
Các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng VDB
Hiện nay, VDB đã vươn lên vị thế hàng đầu trong hệ thống ngân hàng chính sách, giữ một vị trí quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Dưới đây là các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng:
Huy động và tiếp nhận nguồn vốn
- VDB nhận nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nước nhằm thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
- Ngân hàng phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
- Ngoài ra, VDB còn phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam.
VDB đa dạng các hoạt động cho vay
- Cho vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Cho vay tái cấp vốn theo quy định của pháp luật.
- Đặc biệt là các khoản cho vay ngắn hạn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách Nhà nước.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn có dịch vụ cho vay tín dụng, Bảo lãnh tín dụng cho cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
- Với mục tiêu hỗ trợ các dự án của Chính Phủ tất nhiên VDB sẽ cho vay các dự án, chương trình do Nhà nước phân bổ.
- Ngoài ra, ngân hàng còn quản lý vốn vay ODA cho vay lại của Chính phủ.
Các hoạt động ủy thác trong và ngoài nước
- Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện các hoạt động tín dụng của ngân hàng VDB.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Bên cạnh đó, VDB còn nhận ủy thác, cho vay đầu tư và thu hồi nợ của các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng.
VDB cung cấp đầy đủ các dịch vụ thanh toán
- Mở tài khoản thanh toán ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Giống với đa số các ngân hàng khác, VDB cũng cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
- VDB tham gia đầy đủ các hoạt động thanh toán trong và ngoài nước theo nhiệm vụ do Nhà nước quy định.
- VDB cung cấp ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng.
- Hơn nữa, VDB luôn thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối.
Danh sách chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng VDB
Đến thời điểm hiện tại, ngân hàng VDB có mạng lưới Chi nhánh/Phòng giao dịch trải dài trên cả nước, cụ thể có 2 sở giao dịch và hơn 60 Chi nhánh/PGD đặt tại 60 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ngân hàng phát triển Việt Nam vẫn đang trong quá trình tiếp tục mở rộng mạng lưới, đồng thời đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Để tra cứu thông tin các chi nhánh của ngân hàng VDB, mọi người có thể truy cập link sau: https://vdb.gov.vn/MangLuoi.aspx
Kết luận
Cùng với sự xuất hiện của ngày một nhiều hệ thống ngân hàng từ nhà nước cho đến tư nhân thì người dùng càng ngày càng khó để đưa ra lựa chọn phù hợp hơn với bản thân mình. Do đó Việc tìm hiểu về hệ thống ngân hàng trước khi quyết định sử dụng dịch vụ của nó vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn VDB là ngân hàng gì để từ đó có nhiều hơn một sự lựa chọn hữu ích.