SCB hiện đang là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn Việt Nam khá quen thuộc. Với những đường lối lãnh đạo đúng đắn và nỗ lực không ngừng, ngân hàng SCB đã phát triển với hàng trăm chi nhánh/ PGD trên toàn quốc.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng đang có nhu cầu giao dịch tại SCB nhưng vẫn còn đang băn khoăn dịch vụ và sản phẩm tại SCB có uy tín và an toàn không? Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo ngay chia sẻ mà Meed Vietnam đề cập dưới đây.
Mục lục bài viết
Đôi nét sơ lược về ngân hàng SCB
Một số thông tin cơ bản dưới đây sẽ giúp mỗi người nhận diện và dễ dàng tìm hiểu về SCB:
Tên giao dịch tiếng Việt | Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn |
Tên giao dịch tiếng Anh | Sai Gon Joint Stock Commercial Bank |
Tên viết tắt | Ngân hàng Sài Gòn (SGB) |
Mã chứng khoán | SGB |
Mã SWIFT Code | SACLVNVX |
Loại hình | Thương mại Cổ phần |
Trụ sở chính | 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, P.Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM |
Năm thành lập | 26/12/2011 |
Tổng tài sản | 633.277 tỷ đồng (Tính đến tháng 12/2020) |
Hotline | 1800545438 – 19006538 |
Fax | (028) 39225 888. |
chamsockhachhang@scb.com.vn | |
Website | scb.com.vn |
SCB là ngân hàng gì?
SCB có tên đầy đủ là ngân hàng Thương Mại cổ phần Sài Gòn gọi hay ngân hàng Sài Gòn và tên Tiếng Anh:Sai Gon Joint Stock Commercial Bank. Ngày 26/12/2011, ba ngân hàng nhỏ là ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) đã hợp nhất lại với nhau, tạo thành ngân hàng SCB.
Tuy nhiên, phải đến 01/01/2012, ngân hàng Sài Gòn mới chính thức được đưa vào hoạt động. Tiếp đó SCB được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép số 238/GP-NHNN cùng số vốn điều lệ lên tới lên tới 15,231,688,100.000 đồng. Đây chắc chắn là một con số cực kỳ ấn tượng đối với một ngân hàng ở Việt Nam.
Ý nghĩa logo ngân hàng SCB
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về ý nghĩa thương hiệu của ngân hàng thì đừng bỏ qua những chia sẻ xoay quanh logo.
Biểu tượng và biểu trưng
Biểu tượng hình trên logo mang nhiều ý nghĩa đặc biệt có thể bạn chưa biết. Đó là hình ảnh của đồng tiền cổ đại diện cho sự thịnh vượng và là đại diện tiêu biểu cho lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngoài ra, hình tròn trong logo SCB còn là chìa khoá của các giải pháp toàn diện về tài chính và là cách điệu của chữ “S” trong tên SCB. Bên cạnh đó, một nửa hình tròn uốn lượn là nấc thang của sự thành công.
Thiết kế chữ cái cách điệu hóa cùng nền tảng trung tâm là chữ “C”. Nó tạo nên hình ảnh của cánh cửa tài chính vững mạnh, an toàn. Font chữ đặc biệt làm tăng độ nhận diện thương hiệu. Liên kết giữa chữ “C” với biểu tượng đồng tiền đỏ trong bố cục đúng của logo tạo nên dấu hiệu đặc biệt – “sự vô cực”, biểu tượng sự trường tồn, vĩnh cửu.
Màu sắc của logo
Màu xanh và đỏ trong logo hoà hợp một cách hoàn hảo. Trong đó, màu xanh tượng trưng cho trách nhiệm, sự tin tưởng, truyền tải lại lời cam kết của SCB về sự phát triển trở thành một thương hiệu bền vững. Đi kèm, màu đỏ thể hiện đam mê, nhiệt huyết, sự quyết tâm cùng khí thế của SCB.
Đánh giá sản phẩm, dịch vụ SCB có tốt không?
Mặc dù là ngân hàng mới sáp nhập, còn non trẻ nhưng SCB đã và đang không ngừng nỗ lực để đạt được sự tín nhiệm từ khách hàng. Ngân hàng SCB luôn đặt sự tâm huyết vào từng sản phẩm, dịch vụ để mang đến giá trị tốt nhất cho khách hàng.
Tất cả quá trình thay đổi và phát triển của SCB không chỉ được đánh giá cao bởi khách hàng mà còn được các tổ chức lớn trong nước và quốc tế công nhận qua các giải thưởng danh giá và uy tín:
- Năm 2020, SCB vinh dự được Tạp chí Global Business Outlook trao tặng giải thưởng “ Ngân hàng ngoại hối sáng giá nhất Việt Nam”.
- Được Tạp chí International Finance đánh giá là “ Ngân hàng dành cho doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam” vào năm 2020.
- World Finance bình chọn SCB là “ Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2020”.
- Tổ chức quốc tế Global banking & Finance review đánh giá SCB là “Ngân hàng có ứng dụng tiết kiệm di động sáng tạo nhất Việt Nam trong năm 2020”.
- Tạp chí Châu Âu The European trao tặng giải thưởng “Công nghệ ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2020.
- Năm 2019, SCB lọt vào “Top 10 ngân hàng TMCP uy tín” do tổ chức VietNam Report trao thưởng.
- Tạp chí Quốc tế (International Business Magazine)đánh giá SCB là “Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam” năm 2019.
- Đạt danh hiệu “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” của VietNam Report trong năm 2019.
- Tổ chức thẻ quốc tế Visa xếp hạng SCB là “Ngân hàng có chính sách vận hành thẻ tại thị trường nước ngoài tốt nhất” năm 2019.
- Tạp chí Global Business Outlook trao tặng danh hiệu “ Dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2018.
- Tổ chức Thẻ quốc tế Visa đánh giá SCB là “ Ngân hàng có doanh số giao dịch nước ngoài tăng trưởng tốt nhất năm 2018”.
- SCB vinh dự được Tạp chí Finance Digest tặng danh hiệu “ Ngân hàng quản trị doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam” trong năm 2018.
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cùng Tập đoàn dữ liệu Quốc tế (IDG) đồng tổ chức trao tặng giải thưởng “ Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo độc đáo” vào năm 2018.
Các sản phẩm, dịch vụ của SCB gồm những gì?
Với mạng lưới giao dịch khắp cả nước, tại ngân hàng SCB khách hàng sẽ tìm được dịch vụ tốt phù hợp nhu cầu. SCB cung cấp cho hai đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng là doanh nghiệp tất cả những dịch vụ tài chính như những ngân hàng khác và riêng biệt chỉ có tại SCB.
Khách hàng cá nhân
Sản phẩm
- Tiền gửi
- Tiền vay
- Tài khoản
- Thẻ
- Ngân hàng điện tử
- Sản phẩm liên kết
- Thanh toán quốc tế
Dịch vụ
- Thanh toán phí bảo hiểm Manulife, Bảo Long
- Thanh toán hóa đơn
- Thanh toán trực tuyến
- Chuyển tiền nhanh 24/7 đến nhiều ngân hàng khác
- Chuyển và nhận tiền đầu tư chứng khoán
- Tài khoản tiền gửi
- Thanh toán trong nước
- Ngân quỹ
- Hóa đơn điện tử
- Chuyển tiền online, chuyển tiền tiện lợi qua máy tính/máy tính bảng/điện thoại di động thông qua internet banking và mobile banking.
Khách hàng doanh nghiệp
Ngoài những sản phẩm như hạng mục của khách hàng cá nhân nhưng có những sách, ưu đãi riêng thì khách hàng doanh nghiệp còn được cung cấp những dịch vụ như sau:
- Thu thuế, phí XNK
- Nộp thuế XNK điện tử 24/7
- Thanh toán định kỳ
- Thanh toán hóa đơn
- Chuyển tiền online
- Chuyển tiền thông thường
- Chi hộ lương
- Nộp thuế nội địa điện tự
- Thu, chi hộ tận nơi
- Cung ứng và thanh toán Séc ghi danh trong nội địa
- Thanh toán phí Logistics
- Chuyển tiền theo danh sách
- QR merchant
Giờ làm việc ngân hàng SCB bắt đầu và kết thúc ra sao?
Ngân hàng SCB cung cấp lịch làm việc cụ thể cho khách hàng dễ dàng nắm bắt để sắp xếp công việc của mình. Theo đó, SCB sẽ làm theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 với khung giờ cụ thể như sau:
- Buổi sáng: 7h30 – 11h30 (Thời gian nghỉ trưa từ 11h30 – 13h00).
- Buổi chiều: 13h00 – 16h30.
Đối với những khách hàng bận rộn, không có thời gian vào những ngày trong tuần thì có thể đến ngân hàng vào sáng thứ 7 theo thời gian 7h30 – 11h30. Một vài chi nhánh cũng sẽ có những điều chỉnh riêng về thời gian làm việc theo kế hoạch để phù hợp với đặc điểm của địa điểm, vùng. Do đó, chắc chắn hơn, bạn hãy liên hệ đến tổng đài SCB hoặc gọi đến số hotline của từng chi nhánh để nhận được tư vấn cụ thể.
>> Xem thêm:
Danh sách chi nhánh, phòng giao dịch SCB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn đang ngày càng phát triển và mở rộng các mạng lưới Chi nhánh/Phòng giao dịch trải dài khắp cả nước. Hiện nay, SCB có tổng cộng hơn 240 Chi nhánh/PGD được đặt tại 28 tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Thành phố Hồ Chí Minh: 114 Chi nhánh/PGD,
- Hà Nội: 40 Chi nhánh/PGD,
- TP Đà Nẵng: 11 Chi nhánh/PGD.
- …
Truy cập vào https://www.scb.com.vn/vie/mang-luoi tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng các PGD của SCB gần nhất.
Kết luận
Là một trong những đơn vị nằm trong top đầu, ngân hàng SCB đã và đang khẳng định được vị thế vững mạnh của mình trên thị trường tài chính. Đây chắc chắn là nơi khách hàng hoàn toàn có thể gửi gắm niềm tin để thực hiện các hoạt động tài chính. Bài viết mang đến cho mọi người cái nhìn toàn diện hơn về sự phát triển, giá trị mà SCB đã tạo ra trong suốt thời gian hoạt động. Hy vọng bạn sẽ có những trải nghiệm tốt khi đồng hành cùng ngân hàng này.